Hiện nay, tiểu đường có thể xuất hiện bất kì ở độ tuổi nào và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Vì vậy, xét nghiệm tiểu đường là giải pháp quan trọng nhằm phát hiện sớm bệnh, giảm thiểu nguy cơ tử vong.
Ai cần đi xét nghiệm tiểu đường
Theo các chuyên gia y tế, tại Việt Nam có tới 5 triệu người mắc tiểu đường, trong đó hơn 60% người bị tiểu đường nhưng không biết mình mắc bệnh. Nguyên nhân là do tiểu đường ở giai đoạn đầu không có dấu hiệu cụ thể vì vậy người dân thường chủ quan, chỉ đến khi bệnh nặng xuất hiện biến chứng mới đi tới bệnh viện thì bệnh đã nặng và điều trị khó khăn hơn.
Nhằm giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường, bạn cần chủ động đi xét nghiệm nếu có các yếu tố sau:
Trong gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường: bố mẹ, anh, chị, em ruột;
Người bị béo phì hoặc thừa cân;
Người bị bệnh gout;
Người ít vận động, làm việc văn phòng phải ngồi nhiều;
Mắc huyết áp cao, rối loạn mỡ máu;
Phụ nữ bị u nang buồng trứng hoặc đang mang thai;
Ngoài ra, tất cả người dân đều cần đi xét nghiệm để phát hiện bệnh ở ngay giai đoạn đầu nhằm ngăn chặn bệnh phát triển, bởi tiểu đường có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Các xét nghiệm tiểu đường
Xét nghiệm dung nạp glucose đường ống
Xét nghiệm này để kết quả chính xác nhất, khách hàng cần nhịn ăn qua đêm tối thiểu 8h và đo lượng đường trong máu lúc đói. Sau đó uống nước có đường và lượng đường trong máu được kiểm tra sau 2 giờ tiếp theo. Các kết quả được chẩn đoán như sau:
Kết quả trên 200 mg/dL (11,1 mmol/L): Khách hàng bị tiểu đường;
Kết quả từ 140–199 mg/dL (7,8–11,0 mmol/L): Khách hàng bị tiền tiểu đường;
Kết quả dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L): Người khám có lượng đường huyết bình thường.
Xét nghiệm đường niệu (glucose nước tiểu)
Lượng glucose ở người bình thường được tái hấp thu gần như hoàn toàn ở ống thận và duy trì mức 0,5 mmol/24h. Khi lượng đường trong máu vượt 1,6 – 1,8 g/L hoặc 8,9 – 10 mmol/L, thận sẽ không hấp thu được hết và xuất hiện đường huyết trong nước tiểu.
Tuy nhiên, xét nghiệm đường niệu không thể hiện chính xác nồng độ đường trong máu mà chỉ cho biết lượng đường thải qua nước tiểu ở lần gần nhất.
Xét nghiệm glucose trong máu ngẫu nhiên
Là xét nghiệm được lấy máu tại thời điểm bất kỳ, không liên quan đến bữa ăn. Nếu lượng đường huyết cao hơn 180 mg/dL (≥10 mmol/L), bệnh nhân bị tiểu đường.
Trước khi làm xét nghiệm bạn cần nhịn đói ít nhất 10-16 tiếng để cơ thể thật đói (thông thường nhịn từ đêm tới sáng là tốt nhất). Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng của bạn, cụ thể:
Kết quả bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) cho thấy bệnh tiểu đường
Kết quả từ 100–125 mg/dL (5,6–6,9 mmol/L) cho thấy tiền tiểu đường
Kết quả dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L) là bình thường.
Xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm HbA1c là loại xét nghiệm máu không cần nhịn ăn. Xét nghiệm tiểu đường này đo tỷ lệ phần trăm của lượng đường trong máu gắn với hemoglobin- protein mang oxy trong các tế bào hồng cầu. Nồng độ đường trong máu càng cao, bạn càng có nhiều huyết sắc tố với đường kèm theo, cho thấy các kết quả như:
Mức HbA1c từ 6,5%: Bệnh nhân mắc tiểu đường
Mức HbA1c từ 5,7–6,4%: Bệnh nhân mắc tiền tiểu đường
Mức HbA1c dưới 5,7: Lượng glucose bình thường