TỈ LỆ BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ
Theo thống kê của WHO (1996) về dị tật bẩm sinh do bất thường Nhiễm sắc thể thì:
-Ở các nước đang phát triển: 2-3/1000 trẻ.
-Ở các nước phát triển: 1,2/1000 trẻ.
Trong số các căn bệnh dị tật bẩm sinh đó thì phổ biến nhất là bệnh Down (Trisomy 21) chiếm 53%, bệnh Edwards (Trisomy 18) chiếm 13%, bệnh Turner (tơcnơ - monosomy x, nằm trong nhóm bất thường trên NST Giới tính) chiếm 8%, bệnh Patau (Trisomy 13) chiếm 5%...
Các bất thường xảy ra trên NST
Ngày nay các phương pháp sàng lọc tiền sinh còn phát hiện ra các bất thường do vi mất đoạn (micro deletion) trên nhiễm sắc thể dẫn đến các bệnh hiếm gặp như:
Hội chứng DiGeorge (22Q11.2), hội chứng Angelman/Prader Willi (AS/PWS), hội chứng WOLF-HIRSCHHORN - 4P, hội chứng CRI-DU-CHAT 5P-
1. TẦM SOÁT - CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu trẻ ra đời. Nếu không thực hiện các chương trình tầm soát - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, thì ước tính sẽ có:
-
1.400 - 1.800 trẻ bị bệnh Down (Trisomy 21);
-
200 - 250 trẻ bị hội chứng Ewards (Trisomy 18);
-
1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh;
-
2.200 trẻ bị Thalassemia (Bệnh tan máu bẩm sinh)
-
300 - 400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh;
-
15.000 - 30.000 trẻ bị thiếu men G6PD;
-
200 - 600 trẻ bị tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh;
Chiến lược dân số quốc gia
-Theo thống kê chất lượng dân số Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 (ytecongcong.com) xu hướng bệnh tật đang chuyển dần từ các bệnh nhiễm khuẩn, sang các bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh lý di truyền, tai nạn thương tích.
-Tình trạng trẻ em thừa cân, rối nhiễu tâm trí, tự kỷ, tiểu đường có xu hướng tăng. Tình trạng sức khỏe của mẹ và bé còn nhiều khó khăn.
-Nhưng trong 11 mục tiêu hành động của Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, việc tầm soát trước sinh và sơ sinh được cải thiện rất tốt và đã được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu cụ thể:
-Tỷ lệ thai phụ được tầm soát trước sinh đạt 15% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
|
-Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát đạt 30% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.
|
2. VÌ SAO CHÚNG TA CẦN PHẢI THỰC HIỆN TẦM SOÁT - CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH?
-Tầm soát giúp nhận diện các đối tượng có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý nhất định để thực hiện các xét nghiệm hay thủ thuật chẩn đoán, hướng tới hoạt động phòng ngừa.
-Chẩn đoán xác định bản chất và nguyên nhân gây bệnh qua việc đánh giá bệnh sử, thăm khám và xem xét các kết quả xét nghiệm.

Thực hiện xét nghiệm tiền sinh-sơ sinh là cần thiết cho mẹ và bé
3. QUI TRÌNH TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN TIỀN SINH:
-Việc tầm soát trước sinh là rất quan trọng nhằm xác định nhóm thai phụ có nguy cơ cao. Giảm số lượng ca làm thủ thuật chẩn đoán không cần thiết (có thể dẫn đến nguy cơ xảy thai) như phương pháp chọc ối.
-Tầm soát trước sinh cho phép sàng lọc nhiều bệnh từ nhiễm trùng (CMV, Rubella, Toxoplasma, giang mai, HIV, HBV… ), tiểu đường thai kỳ, rối loạn chức năng tuyến giáp thai kỳ, cho đến các bệnh di truyền phân tử và đột biến nhiễm sắc thể.
-Hiện nay việc tầm soát - sàng lọc trước sinh được ứng dụng rộng rãi nhằm phòng ngừa và giảm thiểu số trẻ ra đời bị những dị dạng bẩm sinh hoặc bị bệnh di truyền nặng.
4. TẦM SOÁT TRƯỚC SINH QUA MÁU MẸ
4.1 Thời gian tầm soát lý tưởng:
Sử dụng các phương pháp như: Xác định tuổi mẹ, PAPP-A, Free ß hCG, NT
Sử dụng các phương pháp như: AFP, Free ß hCG, uE3, Inhibin A, Double Test, Triple Test, Quadruple Test
4.2 Các chỉ số cần lưu ý:
-
ĐỊNH LƯỢNG PAPP-A (Pregnancy Associated Plasma Protein A)
-PAPP-A một loại glycoprotein do nhau thai sản xuất và bài tiết vào máu của mẹ. Nồng độ PAPP-A trong huyết thanh mẹ tăng trong suốt thai kỳ.
-Trong 3 hội chứng Down, Edwards, Patau, chỉ 3 tháng đầu thai kì nồng độ PAPP-A thấp hơn so với mức bình thường. Vì vậy định lượng PAPP-A chỉ được dùng trong sàng lọc 3 tháng đầu thai kì.
-
ĐỊNH LƯỢNG Free Beta hCG
-hCG là được gọi là hormone mang thai,Là một glycoprotein (có trọng lượng phân tử 39.500 d),chỉ sinh ra khi trứng được thụ tinh và làm tổ trên niêm mạc tử cung của người mẹ.
-hCG trong huyết thanh mẹ xuất hiện ngay sau khi thụ thai và tăng nhanh đến tuần thứ tám của thai kỳ, sau đó giảm từ từ cho đến tuần thứ 30 thì trở nên tương đối ổn định.
-Có hoạt tính giữ progesteron trong máu ở nồng độ cao để duy trì thai phát triển.
-Hormone hCG toàn phần (Total hCG) bao gồm 2 thành phần nhỏ là alpha và beta. Nhưng chỉ có đơn vị beta mới đặc hiệu và trở thành cơ sở cho định lượng cho HCG.

-
NT - NUCHAL TRANSLUCENCY
Hay còn được gọi là Khoảng sáng gáy (độ mờ da gáy) là hình ảnh siêu âm phản ánh sự tụ dịch dưới da sau cổ thai nhi trong 3 tháng đầu thai kì để phát hiện những trường hợp tụ dịch bất thường.

Kết quả đo NT phụ thuộc nhiều vào trình độ người siêu âm, phải thực hiện bởi những chuyên gia có kinh nghiệm và được chứng nhận (Standardization) của Tổ chức y khoa về thai nhi (FMF).
Khoảng sáng gáy càng tăng thì nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down càng cao.
-NT=3mm (thai 12 tuần): 90% trẻ sinh ra bình thường và 10% có bất thường.
-NT >3,5mm thì 25 đến 30% có bất thường nhiễm sắc thể, trong 70% còn lại có 1/16 mắc dị tật tim, NT tăng mà NST đồ bình thường thì siêu âm lúc thai 22 tuần để đánh giá bất thường về tim.
-NT=6mm (thai 12 tuần): chỉ 10% trẻ sinh ra bình thường.
-
AFP – ALPHA FETOPROTEIN
-Là một glycoprotein (có trọng lượng phân tử 70.000 d), tổng hợp nhiều ở túi noãn, đường tiêu hóa và gan trong quá trình phát triển phôi thai.
-Bình thường, AFP có nồng độ cao trong huyết thanh của thai, đạt mức đỉnh khoảng 14 tuần tuổi, sau đó giảm dần.
-Xuất hiện một ít AFP từ máu thai vào trong dịch ối, sau đó AFP từ dịch ối qua nhau vào máu mẹ. AFP trong huyết thanh mẹ tăng dần từ tuần thứ 7 cho đến tuần thứ 32 của thai kỳ, sau đó giảm dần.
-Đối với thai bị Hội chứng Down, AFP giảm khoảng 25% so với thai bình thường cùng tuổi thai.
-
UE3 – UNCONJUGATED ESTRIOL
-Là hormon steroid (có trọng lượng phân tử 286 d), do tuyến thượng thận, gan và nhau của bào thai tổng hợp ở ba tháng giữa.
-Một phần nhỏ uE3 khuếch tán qua nhau thai vào tuần hoàn trong máu mẹ.
-Lượng uE3 bằng khoảng 10% của estriol toàn phần. uE3 trong huyết thanh người mẹ tăng dần trong suốt thai kỳ. Vì thai và nhau thai sản xuất tới 90% số uE3, nên nếu uE3 giảm, có thể là tình trạng bệnh lí có nguyên nhân từ nhau thai hoặc thai.
-Thai phụ mang thai hội chứng Down có nồng độ uE3 thấp trong huyết thanh.
THAY ĐỔI DẤU ẤN MIỄN DỊCH Ở 3 THÁNG ĐẦU (Hội chứng Down)
Thay đổi giá trị MoM các dấu ấn huyết thanh và siêu âm trong ba tháng
đầu thai kỳ ở nhóm thai phụ mang thai HC Down
THAY ĐỔI DẤU ẤN MIỄN DỊCH Ở 3 THÁNG GIỮA (Hội chứng Down)
Thay đổi giá trị MoM các dấu ấn huyết thanh ở ba tháng
giữa thai kỳ ở nhóm thai phụ mang thai HC Down.
5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG BẤT THƯỜNG, DỊ TẬT THAI NHI
Qua điều tra, nghiên cứu, chúng ta đã kết luận được một số yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến bất thường, đột biến nhiễm sắc thể dẫn đến dị tật thai nhi như:
-
Tuổi thai phụ
-
Trọng lượng thai phụ
-
Chủng tộc
-
Mang đa thai
-
Hút thuốc lá (cả chủ động lẫn thụ động), sử dụng chất kích thích
-
Đái tháo đường type I của mẹ
-
Có tiền sử sinh con hay mang thai bị dị dạng bẩm sinh
-
Gia đình có người từng mắc phải các hội chứng di truyền
Tuổi thai phụ:
Hiện nay nhà nước khuyến cáo mọi người nên sinh con sớm trước 30 tuổi để phòng tránh các nguy cơ khi sinh vì tuổi thai phụ càng cao tỉ lệ thuận với khả năng phát sinh các bệnh di truyền.
Biểu đồ cho thấy tỉ lệ thuận giữa tuổi mẹ và % mắc phải các bệnh dị tật thai nhi
Riêng về bệnh Down (trisomy 21), tính nguy cơ theo tuổi người mẹ tại thời điểm sinh con.
-Mẹ 25 tuổi, Tỉ lệ là 1/1250 ↔ trong 1250 thai phụ thì có 1 người mang thai H/c Down và 1249 người mang thai bình thường.
-Mẹ 45 tuổi, Tỉ lệ là 1/30 ↔ trong 30 thai phụ 45 tuổi thì 1 người mang thai H/c Down và 29 người mang thai bình thường.
Trọng lượng thai phụ:
-Các dấu ấn miễn dịch (biochemical markers) tỉ lệ nghịch với trọng lượng thai phụ, phụ nữ nhẹ cân hơn có nồng độ huyết thanh cao hơn và ngược lại, phụ nữ có cân nặng lớn thì nồng độ huyết thanh giảm.
-Nếu cân nặng thai phụ cứ tăng mỗi 20KG thì:
- AFP giảm 17%
- hCG giảm 16%
- uE3 giảm 7%
6. HIỆU QUẢ CỦA TẦM SOÁT TRƯỚC SINH
- Tầm soát - sàng lọc trước sinh giúp giảm tỉ lệ trẻ mắc phải các hội chứng Down, Patau, Edwards, Turner (tơcnơ), bệnh tan máu bẩm sinh...giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Tầm soát trước sinh không xâm lấn có thể giúp sàng lọc một số lượng lớn các trường hợp có nguy cơ cao mà không gây nguy hại đến thai nhi, độ chính xác cao.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng
-Xét nghiệm sàng lọc có kết quả nguy cơ cao: có khả năng đang mai thai mắc một dị tật bẩm sinh nào đó, để chắc chắn cần phải được tư vấn làm xét nghiệm chẩn đoán.
-Xét nghiệm sàng lọc nguy cơ thấp: thai nhi có nguy cơ bị dị tật rất thấp, nhưng không loại trừ hoàn toàn. Thai phụ phải theo dõi thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ, cần phối hợp nhiều chiến lược:
7. CÁC THIẾT BỊ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TẦM SOÁT TIỀN SINH TẠI TRUNG TÂM LIFE LAB
HỆ THỐNG SINH HÓA - MIỄN DỊCH COBAS 6000 - ROCHE
Gồm 2 module:
Module Cobas C501:
-
Công suất 1000 xét nghiệm/giờ (đo quang và ISE)
-
Phân tích được sử dụng cho các sản phẩm xét nghiệm lâm sàng trong phòng xét nghiệm sinh hóa.
-
Hóa chất và mẫu được trộn với nhau bằng phương pháp siêu âm độc quyền của Roche, không dùng que khuấy nên tránh được hiện tượng nhiễm chéo mẫu.
Module Cobas E601:
-
Công suất lên đến 170 xét nghiệm/giờ
-
Sử dụng công nghệ điện hóa phát quang có độ nhạy cao, thang đo rộng và thời gian ủ ngắn.
-
Có thể thực hiện được hầu hết các xét nghiêm miễn dịch (về tuyến giáp, nội tiết sinh sản, ung thư, viêm gan, bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, tim mạch, thiếu máu, masker xương,…)
-
Cobas E601 sử dụng hệ thống kim hút với đầu type riêng, hạn chế sự nhiễm chéo mẫu.
HỆ THỐNG SINH HÓA - MIỄN DỊCH BECKMAN COULTER DXI800
Module DXI800:
-
Hệ thống mạnh mẽ có tốc độ xét nghiệm tối đa là 400 xét nghiệm /giờ, Có thể phân tích 120 mẫu xét nghiệm cùng một lúc.
-
Tự động hoàn toàn, nạp hóa chất cả khi máy đang hoạt động, quản lý hóa chất bằng barcode.
-
Mẫu cấp cứu và thường quy có thể nạp liên tục.
Được kết nối với phần mềm quản lý bệnh viện thông minh đọc mã vạch tự động download test xét nghiệm đã được chỉ định.

CHÚ Ý: Các thông tin được cung cấp trong tài liệu này chỉ mang tính tham khảo. Tất cả các quyết định điều trị đều phải được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ lâm sàng.
---------------------------------
Đọc thêm các hội chứng bất thường trên các nhiễm sắc thể gây nên các bệnh di truyền: