Theo quy định của pháp luật, hàng năm các doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề cho người lao động ít nhất một lần. Những người làm các nghề và công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội ban hành thuộc thông tư Số: 15/2016/TT-BLĐTBXH (Tham khảo: tại đây!) phải khám kiểm tra sức khỏe một năm 2 lần.

Xét nghiệm độc chất, kim loại nặng trong máu cho nhân viên là quy định bắt buộc của pháp luật nhằm bảo vệ người lao động.
Vì sao cần phải thực hiện xét nghiệm chuyên khoa phát hiện độc chất?
Đối với người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại và nguy hiểm thì sức khỏe bị ảnh hưởng rất lớn do thường xuyên tiếp xúc với các tác hại nghề nghiệp. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ là việc vô cùng cần thiết để sàng lọc, phát hiện các chất gây hại tiềm ẩn trong máu, nước tiều hoặc hiếm hơn trong tóc hay các mô khác.
Các tác hại nghề nghiệp:
Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc.
Tác hại nghề nghiệp có thể phân ra các loại như sau:
Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hợp lý:
Tổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự cân bằng trạng thái sinh lý, sinh hoá của cơ thể người lao động, từ đó sinh ra các rối loạn bệnh lý.
-
Thời gian lao động quá lâu dài.
-
Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương.
-
Tư thế lao động không phù hợp với máy móc hoặc phương thức, phương tiện lao động.
-
Các cơ quan bị căng thẳng do hoạt động không đồng bộ dễ gây nên sự mệt mỏi cục bộ.

Những tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất:
Trong quá trình sản xuất các yếu tố tác hại nghề nghiệp mang đặc trưng vật lý lý hóa, vi sinh vật... có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lên cơ thể người lao động.
-
Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, áp lực không khí không bình thường, rung chuyển...
-
Các yếu tố lý hóa trong môi trường như bụi, lông súc vật, bông, đay, phấn hoa, hơi khí độc...
-
Các yếu tố sinh học gây hại như các vi trùng, ký sinh trùng, các loại sinh vật phẩm có tính chất kháng nguyên gây nên viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng, các loại nấm hoặc vi trùng có khả năng tồn tại cao ở ngoại cảnh.

Những tác hại nghề nghiệp liên quan tới điều kiện vệ sinh kém:
Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều yếu tố tạo nên cảm giác hoặc trực giác đối với người lao động.
-
Độ thông thoáng trong môi trường.
-
Điều kiện ánh sáng.
-
Điều kiện âm thanh.
-
Các thiết bị vệ sinh và an toàn lao động (khẩu trang, các loại máy hút bụi, máy thông gió...).
Lợi ích của khám sức khỏe nghề nghiệp:
Đối với người lao động:
-
Phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe trước khi chuyển thành bệnh nặng hơn.
-
Chẩn đoán sớm các bệnh nhất là các bệnh không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài.
-
Tạo điệu kiện thuận lợi cho việc điều trị có hiệu quả cao.
-
Giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh.
-
Nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng năng suất lao động.
Đối với người sử dụng lao động:
-
Ngăn ngừa, phát hiện sớm bệnh cho người lao động và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí y tế, chi phí bồi thường cho người lao động mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp.
-
Bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất không bị gián đoạn khi phát sinh bệnh.
-
Nâng cao giá trị thương hiệu tạo sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp.
-
Nâng cao năng suất lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
-
Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.