Tế bào miễn dịch là gì?
Tế bào miễn dịch NK (Natural killer cell - tế bào tìm diệt tự nhiên), là một loại bạch cầu có trong máu chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% tổng số các tế bào lympho trong máu và các cơ quan lympho ngoại vi. Tế bào NK tuần hoàn khắp cơ thể có nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn các tác nhân gây hại như tế bào lạ, tế bào mang mầm bệnh, các loại vi khuẩn, virus và lập tức vô hiệu hóa các tác nhân đó biến chúng thành vô hại mà không cần phải nhận các tín hiệu miễn dịch để hành động như các loại tế bào khác.
Cơ chế hoạt động của tế bào miễn dịch:
- Hệ miễn dịch cảnh báo cơ thể từ các tác nhân ngoại lai hoặc những tế bào của chính cơ thể bị lỗi, tế bào chết, khối u (tumor), tế bào ung thư bằng các tín hiệu (protein) trên bề mặt của chúng, sau đó các tế bào miễn dịch (bạch cầu, tế bào lympho T và lympho B) sẽ thực hiện việc vô hiệu hóa tác nhân gây bệnh.
- Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về hoạt tính tế bào NK đã được công bố, chứng minh tế bào ung thư luôn cần một khoảng thời gian để có thể hình thành khối u và tế bào miễn dịch NK thường xuyên tuần tra tấn công các tế bào lạ ngay từ khi vừa phát sinh một cách rất nhanh chóng.
- Vậy nếu cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch đã rất tốt, có thể tiêu diệt các tế bào ung thư, khối u, đề kháng lại nhiều căn bệnh khác nhau,... vậy tại sao chúng ta vẫn bị ung thư?

Người có hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể phòng bệnh tốt hơn.
- Tuy là một cơ chế miễn dịch hoàn hảo do cách hoạt động tự do và quyết liệt của hàng ngàn tế bào NK đang tuần hoàn trong cơ thể, nhưng trong quá trình sàng lọc này lại có những tế bào ung thư đặc biệt “ tinh ranh” có thể né tránh được sự truy lùng của các tế bào miễn dịch hoặc tế bào miễn dịch trong cơ thể đang bị suy giảm dẫn đến các tế bào ung thư vẫn âm thầm tạo ra các khối u. Một ví dụ cho trường hợp này khi gần cuối năm không khí trở lạnh, các bệnh như cúm mùa, cảm sốt... xảy ra rất phổ biến nhưng không phải ai cũng bị và thời gian khỏi bệnh cũng khác nhau ở mỗi người. Đó là vì hệ miễn dịch của mỗi người là khác nhau, người có hệ miễn dịch tốt sẽ sản sinh ra rất nhiều tế bào NK giúp chống lại được các virus gây cúm, nhưng người có hệ miễn dịch yếu hơn sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn, ngoài ra khi con người chúng ta càng lớn thì hệ miễn dịch càng bị ảnh hưởng bởi lối sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh (uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích), làm việc căng thẳng, stress kéo dài khiến các tế bào NK càng ngày càng suy giảm.
- Qua đây ta có thể thấy vai trò quan trọng của hệ miễn dịch trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng tránh ung thư. Có thể nói tế bào miễn dịch NK từ khi được sinh ra đã mang trong mình sứ mệnh bảo vệ cơ thể trước kẻ thù nguy hiểm như bệnh ung thư.
Hoạt tính tế bào miễn dịch NK:
Hoạt tính của một tế bào chính là "năng lực" hoạt động của tế bào đó trong cơ thể. Xét nghiệm hoạt tính tế bào miễn dịch NK (NK activity) giúp đánh giá chức năng hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể trong việc phòng chống các tế bào ung thư.
Hoạt tính tế bào NK thấp có thể gặp trong một số loại ung thư như:
U Lympho
|
Ung thư Tinh hoàn
|
Ung thư Phổi
|
Ung thư Tụy
|
Ung thư Dạ dày
|
Ung thư Tiền liệt tuyến
|
Ung thư Đầu-mặt-cổ
|
Ung thư Buồng trứng
|
Ung thư Đại trực tràng
|
Ung thư Tuyến giáp
|
Ung thư Vú
|
Ung thư Gan
|
Ung thư Thực quản
|
Đa u tủy
|
Trong lĩnh vực sản khoa, hoạt tính tế bào miễn dịch NK bất thường có thể dẫn đến thất bại trong quá trình làm tổ và phát triển của phôi.
Chỉ số hoạt tính tế bào miễn dịch NK:

Chỉ số NK trong cơ thể
-----------------------
Nguồn: Tổng hợp