THÔNG TIN Y HỌC

Ngành nha khoa và những ảnh hưởng đến sức khỏe




Trong 47 công việc có ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động nhất, thì các việc liên quan đến ngành nha khoa đã chiếm đến 5. Và rủi ro càng tăng cao khi đại dịch Virus Corona bùng phát. Đặc biệt, cả 5 công việc này đều nằm ở những vị trí đầu danh sách "Các công việc có nguy cơ sức khỏe cao ở Mỹ"

kham-rang-trong-thoi-covid
Ngành nha khoa đang đối mặt với rất nhiều rủi ro về sức khỏe

47 Công việc có nguy cơ cao về sức khỏe

Thế giới đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm virus Corona rất lớn, rất nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng, đình trệ. Trang Business Insider đã lập ra một danh sách các công việc có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe tại Mỹ dựa theo số liệu từ Occupational Information Network (O*NET) Mạng lưới thông tin nghề nghiệp thuộc bộ Lao động Hoa Kỳ.
Theo đó, mức độ nguy cơ của nghề nghiệp được xác định theo 6 thông số như:

  1. Tiếp xúc với nguồn, chất ô nhiễm.

  2. Tiếp xúc với nguồn/người mang bệnh lây nhiễm.

  3. Công việc mang tính chất nguy hiểm, môi trường độc hại.

  4. Tiếp xúc với nguồn bức xạ.

  5. Nguy cơ bị thương,  bị bỏng, cắt, đâm, ...

  6. Ngồi quá lâu một chỗ.

O*NET thu thập và phân thích thông tin từ 968 nghề nghiệp khác nhau và chấm điểm dựa theo 6 nguy cơ trên với thang điểm từ 1-100 điểm. Điểm càng cao thì càng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động. Ngoài ra O*NET còn thống kê thêm mức thu nhập trung bình của nghề nghiệp đó với thông tin từ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ.
Các công việc có mức xếp hạng trung bình như: Nhân viên tang lễ, thợ mỏ, thợ sửa ống nước, thợ sửa chữa bảo trì thang máy,... có mức nguy cơ khoảng 51 đến 54 điểm, do tiếp xúc thường xuyên với chất ô nhiễm, môi trường độc hại và dễ bị thương...
Đáng chú ý, các công việc nằm ở top đầu đang bị ảnh hưởng bởi nguy cơ lây lan dịch bệnh, phải kể đến như: Tiếp viên hàng không, y tá, trợ lý nha khoa, nha sĩ...

Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở các phòng khám nha khoa

     -Đứng đầu danh sách nguy cơ là Dental HygienistĐiều dưỡng nha khoa. Chuyên thực hiện các công việc làm sạch răng, kiểm tra và hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh miệng.
Do tiếp xúc thường xuyên với nguồn bệnh (100 điểm), Phơi nhiễm bức xạ (91 điểm), Thời gian ngồi lâu (85 điểm) nên điểm nguy cơ của họ cao nhất: 72.8 điểm.
     -Đứng thứ hai là General Dentist - Nha sĩ tổng quát. làm các thủ thuật như khám tổng quát, cạo vôi, trám răng,...
Tiếp xúc thường xuyên với nguồn bệnh (95 điểm), Phơi nhiễm bức xạ (85 điểm), Thời gian ngồi lâu (82 điểm), điểm nguy cơ cũng rất cao: 69.5 điểm.


Dịch bệnh đang ảnh hưởng rất lớn đến các nha sĩ

     -Kỹ thuật viên labo – phục hình răng đứng vị trí thứ 4. Thực hiện phục hình, làm răng sứ, hàm giả cho bệnh nhân.
Họ sẽ Tiếp xúc với nguồn/chất ô nhiễm (99 điểm), Tiếp xúc thường xuyên với nguồn bệnh (72 điểm), Thời gian ngồi lâu (85 điểm), điểm nguy cơ rất cao: 65.7 điểm. 

ky-thuat-vien-labo-lam-viec
Kỹ thuật viên labo cũng bị ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều

      -Phụ tá nha khoa – Dental Assistant  hỗ trợ nha sĩ các công việc chuẩn bị dụng cụ, theo dõi vật liệu tiêu hao, rửa, vệ sinh dụng cụ sau khi sử dụng…
Người phụ tá cũng Tiếp xúc thường xuyên với nguồn bệnh (96 điểm), Phơi nhiễm bức xạ (85 điểm), Tiếp xúc với nguồn/chất ô nhiễm (78 điểm). Điểm nguy cơ: 65.5 điểm.

phu-ta-nha-khoa-covid

     -Bác sĩ phục hình răng – Prosthodontists đứng vị trí thứ 7, thực hiện lắp răng sứ, răng giả, giải quyết các vấn đề khớp cắn, thẩm mỹ răng cho bệnh nhân.
Công việc này phải Tiếp xúc với nguồn/người bệnh (88 điểm), Tiếp xúc với nguồn/chất ô nhiễm (74 điểm), Thời gian ngồi lâu (66 điểm). Điểm nguy cơ cao: 63 điểm.
 
Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, nguy cơ lây nhiễm và mắc các bệnh đường hô hấp khi thực hiện các thủ thuật nha khoa rất đáng báo động. 
Các nguy cơ trong quá trình làm việc của nha sĩ và nhân viên và phụ tá nha khoa bao gồm:

  • Bệnh truyền nhiễm lây chéo qua đường hô hấp khi tiếp xúc với nhiều mầm bệnh nguy hiểm hiện diện trong dịch tiết miệng, giọt bắn như vi khuẩn lao, virus viêm gan siêu vi A, siêu vi B, C, HIV, bệnh cúm, sởi...

  • ​Bệnh mỡ máu, tiểu đường do ít vận động, ngồi lâu một chỗ.

  • Bệnh về xương khớp như hội chứng ống cổ tay, co cơ, đau cổ vai gáy, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm quanh khớp vai… đẩy nhanh thoái hóa xương, thiếu máu não... do tư thế làm việc bất lợi.

  • Dị ứng cao su khi sử dụng các loại găng tay latex.

  • Tiếp xúc với tia X khi chụp X-quang cho bệnh nhân.

  • Bệnh về mắt khi tiếp xúc nhiều với máy Laser.

  • Các bệnh tâm lý, căng thẳng.

  • Các bệnh hô hấp khi tiếp xúc với bụi mài kim loại, hóa chất làm răng giả.

PHÒNG TRÁNH VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO NHÂN VIÊN NHA KHOA

Điều quan trọng nhất cần phải làm chính là nâng cao nhận thức, kiến thức an toàn nghề nghiệp để toàn bộ nhân viên có thể tự bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình cũng như tránh việc lây nhiễm chéo giữa: bệnh nhân – nhân viên, nhân viên – nhân viên, nhân viên –  người nhà …

cac-benh-ho-hap-thuong-gap-cua-nha-si
Trước hết nhân viên tại phòng nha phải biết cách tự bảo vệ mình

Ts.Bs Trần Ngọc Quảng Phi cho biết: “Mức độ phổ biến thông tin về nguy cơ lây nhiễm trong thực hành nha khoa, kiến thức về nguy cơ các bệnh này cũng như các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ở các phòng nha và bác sĩ vẫn còn rất thấp. Chưa kể đến là, phòng nha có thể từ chối chỉnh nha cho bệnh nhân lao nhưng không có quyền từ chối người bệnh HIV, Viêm gan siêu vi B…”

-Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành, cần phải chú trọng các biện pháp phòng ngừa như: kiểm soát tiêu chuẩn vô trùng của phòng khám
-Vệ sinh thiết bị, dụng cụ phẫu thuật trước và sau khi thực hiện thủ thuật.
-Luôn súc miệng sát trùng, rửa tay sạch sẽ kể cả nhân viên và bệnh nhân.
-Luôn mang găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ, áo blouse khi tiếp xúc với bệnh nhân.
-Thực hiện vệ sinh đồ bảo hộ sau khi thực hiện thủ thuật, không mang đồ bảo hộ về nhà để vệ sinh tránh lây nhiễm chéo cho gia đình.
-Nâng cao kiến thức về cách nhận biết dấu hiệu các bệnh lý, biểu hiện bệnh lý tại khoang miệng, cách vệ sinh đường hô hấp, thực hành tiêm chích an toàn…
-Khi làm việc phải ngồi đúng tư thế, tập thể dục thường xuyên cho bàn tay, cổ tay, vai, lưng, gáy.
-Nên chọn ghế ngồi làm việc đáp ứng đúng tiêu chuẩn độ cong cho cột sống. Góc cúi cổ, nghiêng cột sống, bàn tay, dang khuỷu tay không nên vượt quá 15 độ, góc vươn tay không vượt quá 30 độ…

 


Nguồn:
Business Insider
(47 jobs that will always be bad for your health, and how much they pay)
Suckhoedoisong.vn (Cần nâng cao an toàn nghề nghiệp trong thực hành nha khoa)

 


Tin liên quan

Chúng tôi trên Facebook

Tin mới

ƯU ĐÃI CHƯƠNG TRÌNH TẦM SOÁT SỨC KHỎE ĐỊNH KÌ

XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO? ️🎯Xét nghiệm máu định kỳ giúp xác định sớm các vấn đề sức khỏe của bạn và còn giúp bác sĩ theo dõi và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp trong ...

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG VÀ 30/04-01/05

Trung tâm xét nghiệm y khoa Life trân trọng gửi đến quí khách thời gian nghỉ lễ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG và 30/04-01/05 năm 2023

CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN KHÁCH HÀNG LỚN NHẤT TRONG NĂM

Chào mừng đại lễ 30/4 -1/5, Trung tâm xét nghiệm Y Khoa Life Lab triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt :

THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023

Trung tâm Xét nghiệm Y khoa LIFE xin trân trọng thông báo tới Quý khách hàng và Quý đối tác lịch nghỉ Tết Dương Lịch 2023

CHÍNH THỨC MỞ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG TẠI LÀO CAI TỪ NGÀY 08/01/2023

Từ ngày 08/01/2023, phía Trung Quốc sẽ khôi phục toàn diện hoạt động thông quan qua các cửa khẩu biên giới...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023

Nhân dịp năm mới 2023 sắp đến, Trung tâm Xét nghiệm Y khoa LIFE xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý khách hàng và Quý đối tác đã luôn tin tưởng, hợp tác và sử dụng dịch vụ của chúng tôi trong suốt thời ...