- Hội chứng Wolf-Hirschhorn (WHS), hay còn gọi là hội chứng 4p, là một rối loạn di truyền hiếm gặp do sự mất đoạn xảy ra trên đoạn gần cuối của cánh ngắn (p arm) trên NST số 4. Kích cỡ của đoạn bị mất không cố định, mỗi bệnh nhân có thể mất đoạn khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đoạn NST bị mất càng nhiều, thì bệnh nhân sẽ gặp nhiều triệu chứng thiểu năng trí tuệ, các bệnh ảnh hưởng sức khỏe nặng hơn so với người chỉ mất đoạn ngắn hơn.
- Tỉ lệ mắc phải hội chứng này thấp, rơi vào khoảng 1/50000 trường hợp. Vì một lý do nào đó, số bệnh nhân nữ mắc phải hội chứng này có tỉ lệ cao gấp đôi so với bệnh nhân nam.
1. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Wolf-Hirschhorn
Trong quá trình phân bào, tạo phôi thai xảy ra ngẫu nhiên đột biến NST, khiến trên NST số 4 xảy ra hiện tượng vi mất đoạn dẫn đến mất một số gen trên cánh ngắn (p arm) của NST như:
-Gen NSD2 (Còn gọi là WHSC1 and MMSET) có chức năng tạo ra 3 loại Protein MMSET I, MMSET II, và RE-IIBP có vai trò quan trọng trong việc phát triển bình thường của con người.
-Gen LETM1 tạo ra một loại Protein hoạt động trong ti thể, có vai trò chuyển hóa phân tử can-xi, sự mất đoạn Gen này có thể dẫn đến chứng Động kinh, hoặc bất thường trong hoạt động điện não.
-Gen MSX1 rất quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của một số Gen khác trong quá trình hình thành cơ quan, cấu trúc cơ thể của thai nhi. Đặc biệt là sự phát triển của móng tay, móng chân, răng và cấu trúc miệng, vòm họng. Khi Gen này bị mất đi sẽ ảnh hưởng đến cấu tạo của vùng miệng, dẫn đến việc trẻ bị thiếu răng, gặp nhiều bất thường về sức khỏe răng miệng. Nặng hơn dẫn đến chứng hở vòm miệng, hở hàm ếch.

Vị trí các gen thường bị mất đoạn trên Nhiễm sắc thể số 4
2. Các biểu hiện và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân Wolf-Hirschhorn:
2.1 Biểu hiện rõ nhất của bệnh là khuôn mặt biến dạng:
-
Sống mũi rộng và phẳng, trán cao, nên thường được gọi là hội chứng "Mũ chiến binh hy lạp" (Greek warrior helmet)
-
Khoảng cách giữa hai mắt rộng, mắt có xu hướng lồi ra.
-
Khoảng cách giữa mũi và môi trên ngắn (nhân trung ngắn).
-
Đầu và cằm nhỏ, khóe miệng trễ xuống.
-
Cấu trúc tai không hoàn chỉnh, lỗ tai nhỏ.
-
Da khô, lốm đốm hoặc có vằn.
-
Nếu bệnh nhân mất Gen MSX1 sẽ ảnh hưởng đến phát triển răng miệng, thiếu răng, vòm họng hẹp, hở hàm ếch...

2.2 Về sức khỏe thể chất:
-
Trước khi sinh, thai nhi phát triển chậm hơn so với bình thường.
-
Trẻ sơ sinh gặp vấn đề bú mẹ và chậm tăng cân.
-
Gặp chứng giảm trương lực,cơ yếu và chậm phát triển cơ.
-
Các hoạt động vận động như: ngồi, đứng, đi lại gặp khó khăn.
-
Bệnh nhân Wolf-Hirschhorn có dáng người thấp hơn người cùng trang lứa.
-
Nhiều trường hợp bị động kinh, nhưng có khả năng giảm dần khi lớn lên.
-
Cấu trúc khung xương bất thường, dẫn đến bệnh vẹo cột sống.
-
Hội chứng Wolf-Hirschhorn có thể gây ra một số bất thường ở mắt, tim, hệ thống tiết niệu-sinh dục và não bộ.
2.3 Về mặt tinh thần:
-Bệnh nhân chậm phát triển trí tuệ, nặng hơn có thể bị thiểu năng trí tuệ.
-So với bệnh nhân của các hội chứng thiểu năng trí tuệ khác, người mắc phải hội chứng Wolf-Hirschhorn có các kĩ năng xã hội tốt hơn nhưng khả năng nói và ngôn ngữ thì không bằng.
3. Tính di truyền của hội chứng Wolf-Hirschhorn:
-Đa số (từ 85%-90%) trường hợp mắc phải hội chứng Wolf-Hirschhorn không phải do di truyền, mà chỉ là sự mất đoạn ngẫu nhiên trên NST số 4, xảy ra trong quá trình hình thành tế bào (trứng và tinh trùng), trong quá trình hình thành phôi thai.
-Một số ít người mắc phải hội chứng Wolf-Hirschhorn khi gặp tình trạng rối loạn NST khiến NST số 4 bị đứt đoạn ở hai đầu và tự nối lại thành hình vòng tròn (NST hình nhẫn)

Nhiễm sắc thể hình nhẫn
-Ở trường hợp có thể di truyền, người bệnh nhận được một bản sao của NST số 4 bị mất đoạn. Trong trường hợp này, người bố hoặc người mẹ mang trong mình NST số 4 bị chuyển đoạn với một NST khác được gọi là tình trạng Chuyển đoạn cân bằng. Các gen không bị thêm hay mất đi, nên về mặt sức khỏe sẽ không bị ảnh hưởng.

Chuyển đoạn cân bằng
-Tuy nhiên việc chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể xảy ra tình trạng mất cân bằng, và NST này bị mất đoạn gần cuối cánh ngắn, di truyền lại cho con tạo nên hội chứng Wolf-Hirschhorn với các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chuyển đoạn mất cân bằng
4. Điều trị hội chứng Wolf-Hirschhorn ra sao?
- Vì đây là một loại bệnh gây ra bởi việc mất những đoạn gen ngẫu nhiên trên nhiễm sắc thể, chúng ta chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh cũng như cách phòng ngừa, chữa trị.
- Đối với các triệu chứng bệnh lý của bệnh nhân, cần phải khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ đưa ra cách xử lý:
-Do trẻ sơ sinh bị nhược cơ, dẫn đến cử động bú mẹ kém, khó bú, nên có chế độ dinh dưỡng riêng để bổ sung dưỡng chất cho trẻ thông qua các ống cho ăn chuyên biệt.
-Các cử động của trẻ nếu gặp khó khăn không thể đi đứng bình thường được cần phải có các biện pháp vật lý trị liệu để cải thiện dần. Nên kiểm tra xương khớp của trẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh vẹo cột sống, hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế. Có thể sử dụng các đai đeo chỉnh hình cột sống.
-Các trường hợp trẻ bị động kinh, cần sử dụng thêm thuốc hỗ trợ chống động kinh được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn.
-Về mặt trí tuệ, các trẻ mắc phải hội chứng này gặp khó khăn khi giao tiếp và phát triển trí thông minh. Bố mẹ cần tương tác, trò truyện cùng con nhiều hơn, đưa con tham gia các khóa học tâm lý, kỹ năng mềm để trẻ có thể tự tin hơn.
- Các bác sĩ vẫn đưa ra lời khuyên phụ nữ nên có con trước 35 tuổi, tốt hơn là trước 30 tuổi để phòng tránh nguy cơ rối loạn, đột biến gen phát sinh khi mang thai.
- Đặc biệt trong giai đoạn mang thai cần phải thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh để sớm phát hiện các bệnh lý di truyền có liên quan như bệnh Down, Patau, Edwards, Turner, bệnh Siêu nữ, hội chứng Angelman/Prader Willi,....
5. Chẩn đoán hội chứng di truyền Wolf-Hirschhorn:
Hiện nay có các phương pháp xét nghiệm gen di truyền như: Chọc ối, Double test - Triple test, NIPT để sớm kiểm tra được các bất thường trong giai đoạn mang thai.
-Chọc ối: Phân tích các tế bào trong dịch ối của người mẹ lấy bằng cách chọc dò màng ối hoặc từ nhau thai, lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS).
-Double Test - Triple Test (phân tích hàm lượng protein AFP trong máu thai phụ ở tuần 15 đến tuần 20).
Nhưng biện pháp này mang đến nguy cơ xảy thai vì xâm lấn trực tiếp vào thai nhi.
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) chỉ sử dụng mẫu máu của thai phụ để phân tích các phân tử DNA thai nhi tự do (cell-free DNA (cfDNA) lưu thông trong máu mẹ, sẽ cho kết quả chính xác đến 99% và an toàn hơn so với các phương pháp xâm lấn truyền thống. Phân tích cfDNA tế bào nhau thai tạo cơ hội phát hiện sớm những bất thường về di truyền nhất định mà không làm hại thai nhi. Các phương pháp NIPT thường được thực hiện sớm hơn, từ thời điểm thai được 9 – 10 tuần tuổi.
CHÚ Ý: Các thông tin được cung cấp trong tài liệu này chỉ mang tính tham khảo. Tất cả các quyết đinh điều trị đều phải được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ lâm sàng.
------------------------------
Nguồn: Hội chứng Wolf-Hirschhorn (Thư viện Y học quốc gia Mỹ)
Xem thêm các Hội chứng: