Đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học đã phát hiện sự ngưng kết của các tế bào hồng cầu khi hòa chung mẫu máu của người này với mẫu máu người khác. Sự ngưng kết xảy ra do sự khác biệt của các kháng nguyên và kháng thể có trong mỗi nhóm máu.
Định nhóm máu ABO và RhD
I. SƠ NÉT VỀ NHÓM MÁU HỆ ABO VÀ Rh:
- Qua những nghiên cứu về nhóm máu, các nhà khoa học đã phát hiện ở người có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng được sử dụng rộng rãi nhất là Hệ máu ABO và Rh (Rhésus).
Cấu tạo của máu chứa các thành phần cơ bản gồm:
-
Tế bào hồng cầu
-
Bạch cầu
-
Tiểu cầu
-
Huyết tương.
- Mỗi người khi sinh ra được thừa hưởng sự di truyền từ bố mẹ và được quy định bởi các gen đặc trưng mang tính trội (gen trội) hoặc tính lặn (gen lặn), nên chúng ta chỉ có một nhóm máu cố định và không thay đổi trong suốt cuộc đời.
- Dựa vào sự hiện diện của các kháng nguyên có trên màng hồng cầu và các kháng thể có trong huyết tương mà máu được phân loại thành các nhóm khác nhau.
1. Hệ thống nhóm máu ABO:
Trên bề mặt màng hồng cầu của mỗi nhóm máu A, B, O & AB sẽ có các kháng nguyên, và trong huyết tương sẽ có kháng thể riêng.

Nhóm máu hệ ABO đựợc xác định dựa vào sự có mặt hoặc không có mặt kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và sự có mặt hoặc không có mặt kháng thể chống A, B trong huyết tương.
Ở người Việt Nam, theo Viện huyết học và truyền máu (1996), tần số các nhóm máu ABO như sau:
-
Nhóm máu A = 22,16%
-
Nhóm máu B = 29,07%
-
Nhóm máu O = 43,20%
-
Nhóm máu AB = 5,57%
1.1 Nhóm máu O:

Khả năng truyền máu:
Nhóm máu O được xem là nhóm phổ biến trong truyền máu vì đặc tính
không có kháng nguyên A hay B trên hồng cầu, nên sẽ thích hợp truyền cho các nhóm máu khác mà không bị ngưng kết.
1.2 Nhóm máu A:
Khả năng truyền máu:
-
Nhóm máu A có thể truyền cho nhóm máu: A, AB.
-
Chỉ nhận máu truyền từ những người có nhóm máu: A, O.
1.3 Nhóm máu B:
Khả năng truyền máu:
-
Nhóm máu B có thể truyền cho nhóm máu: B, AB.
-
Chỉ nhận máu truyền từ những người có nhóm máu: B, O.
1.4 Nhóm máu AB:
Khả năng truyền máu:
-
Nhóm máu AB chỉ có thể truyền cho nhóm máu: AB.
-
Có thể nhận máu truyền từ những người có nhóm máu: A, B, O, AB.
Đặc tính trái ngược với nhóm O khi AB là nhóm máu đặc biệt
có cả 2 kháng nguyên A và B trên hồng cầu nên không thể truyền cho nhóm nào khác ngoài chính nhóm AB.
Mặt khác do trong huyết tương
không có kháng thể, nên nhóm máu AB có thể nhận từ tất cả nhóm máu còn lại, nên nhóm AB còn được gọi là nhóm máu hiến huyết tương phổ biến.
2. Hệ nhóm máu Rh và nhóm máu hiếm:
- Nhóm máu Rhésus âm/dương (Rh) là yếu tố quan trọng trong việc định nhóm máu của một người.
- Trong hệ Rh có chủ yếu 5 nhóm D, C, E, c, e trong đó kháng nguyên D có tính sinh miễn dịch cao nhất. Nên khi định nhóm máu chúng ta sẽ chú trọng vào RhD âm/dương.
- Những người thuộc nhóm Rh D(-) được gọi là nhóm máu hiếm theo qui định của Hiệp hội Truyền máu Quốc tế vì có tỉ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng.
Khả năng truyền máu:
-
Nhóm máu RhD (+) chỉ có thể truyền cho nhóm máu: RhD (+)
-
RhD (+) có thể nhận máu truyền từ những người có nhóm máu:RhD (-) và RhD (+)
-
Nhóm máu RhD (-) là nhóm máu hiếm, chỉ có thể nhận máu từ những người cùng nhóm RhD (-), nhưng có thể truyền máu cho nhóm RhD (+)
II. ĐỊNH NHÓM MÁU DỰA TRÊN HUYẾT THỐNG:
1. Cơ chế di truyền của nhóm máu ABO:
Dưới góc độ di truyền học, máu được di truyền theo
định luật Mendel, và khoa học đã chứng minh phương pháp
định nhóm máu ABO có thể dự đoán nhóm máu của con được di truyền từ bố và mẹ.
Các nhóm máu có thể di truyền cho con từ bố và mẹ.
.
Như vậy, khi biết được nhóm máu của Bố và Mẹ thì sẽ biết được thông tin nhóm máu của Con. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào nhóm máu để xác định quan hệ huyết thống kết quả không chính xác.
2. Cơ chế di truyền của nhóm máu Rh:
Yếu tố Rh được phát hiện bởi Landsteiner và Wiener năm 1940 khi nghiên cứu trên khỉ Rhesus (Macaca Rhesus) bằng thực nghiệm như sau:
- Khi tiêm hồng cầu khỉ vào thỏ, thỏ trở nên miễn dịch vì nhận được protein lạ. Cơ thể thỏ phải sản xuất ra kháng thể chống yếu tố Rh. Huyết thanh có kháng thể này trộn với hồng cầu khỉ gây nên phản ứng dương tính ngưng kết hồng cầu.
- Khi thử trên người, kháng thể ấy cũng phản ứng dương tính ngưng kết với hồng cầu của một số người. Thực nghiệm này đã phân biệt những người dương tính về yếu tố Rh nghĩa là hồng cầu có yếu tố Rh và những người âm tính về yếu tố Rh nghĩa là hồng cầu không có yếu tố Rh.
2.1 Yếu tố Rh ở các quần thể người:
- Loài người đa số có Rh dương, đối với người da trắng có tỷ lệ 85% Rh (+) và 15% có Rh (-).
- Ở Việt nam, có đến 99,96% người thuộc nhóm máu Rh D(+) (tức là O+ hoặc A+ hoặc B+ hoặc AB+); nhưng chỉ có 0,04 – 0,07% người thuộc nhóm máu Rh D(-) (tức là O- hoặc A- hoặc B- hoặc AB-) (theo số liệu của Viện huyết học truyền máu, 1996).
2.2 Lưu ý ở phụ nữ mang thai:
- Trường hợp người mẹ mang thai có
nhóm máu Rh D (-), người cha có nhóm
Rh D (+) thì theo qui luật di truyền, có ít nhất 50% trẻ khi sinh ra có nhóm máu giống cha.
- Khác với hệ ABO, người có
Rh D (-) trong máu không có kháng thể, chỉ khi có hồng cầu mang Rh (+) xâm nhập vào, cơ thể mới phản ứng sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh. Vì vậy nếu thai nhi có nhóm máu là
Rh D (+), trong quá trình mang thai nếu có một lượng nhỏ hồng cầu của thai thông qua bánh nhau mà vào cơ thể mẹ sẽ làm phát sinh
kháng thể và xâm nhập ngược lại vào thai nhi chống lại
kháng nguyên Rh D (+) có trên bề mặt hồng cầu của thai gây ngưng kết hồng cầu hay gọi là
thiếu máu tan huyết, có thể bị sẩy thai hoặc đẻ non.
- Nếu có thai lần tiếp theo và thai vẫn có
Rh D(+) càng bị tác hại nặng hơn lần đầu.
TƯ VẤN XÉT NGHIỆM NHÓM MÁU CHO MẸ VÀ BÉ
III. XÉT NGHIỆM ĐỊNH NHÓM MÁU:
1. Nguyên lý xét nghiệm nhóm máu:
- Dùng kháng thể mẫu đã biết để phát hiện kháng nguyên tương ứng trên màng hồng cầu.
- Dùng hồng cầu mẫu đã biết trước kháng nguyên để xác định kháng thể tương ứng trong huyết thanh.
2. Thuốc thử:
-
Huyết thanh mẫu: Anti A, Anti B, Anti AB, Anti D.
-
Hồng cầu mẫu A: 5%.
-
Hồng cầu mẫu B: 5%
-
Nước muối: 0,9%
-
AHG (Anti Human Globulin)
3. Hệ thống máy xét nghiệm huyết học tại trung tâm LIFE:
3.1. Hệ thống huyết học Advia 2120i - Siemens:
Hệ thống huyết học Advia 2120i
3.2. Hệ thống sinh hóa - miễn dịch AU5800 và DXI 800:
Là hệ thống sinh hóa miễn dịch kết hợp giữa 2 modules là AU5800 và DXI 800
3.4 Hệ thống kính hiển vi quang học Olympus:
Hệ thống kính hiển vi Olympus
3.5 Máy li tâm Hettich ROTOFIX 32A:
Máy li tâm Rotofix 32A
4. Các phương pháp xét nghiệm định nhóm máu:
Thông thường định nhóm máu sẽ dùng các phương pháp:
-
Định nhóm máu trên phiến đá
-
Định nhóm máu kỹ thuật ống nghiệm
-
Định nhóm máu kỹ thuật Gel-card
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ qua số tổng đài:
028.9996.8899 hoặc Hotline:
0909.026.808 để được hướng dẫn và tư vấn về gói xét nghiệm cũng như các dịch vụ của trung tâm.
Trung tâm xét nghiệm Y khoa LIFE hân hạnh được phục vụ!
Những thông tin trên mang tính chất tài liệu, tham khảo, mọi trường hợp lâm sàng cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Nguồn:
Medlineplus.gov: Blood Typing
Redcrossblood.org: Blood Types
Wikipedia: Nhóm máu
Ditruyenyhoc.com: Di truyền hệ nhóm máu