Công nghiệp hóa là hướng phát triển trọng điểm của mỗi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động làm việc trong các công ty, nhà máy công nghiệp, người lao động thường xuyên tiếp xúc với nhiều nguồn hóa chất độc hại. Vậy hóa chất nguy hiểm và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
SỰ NGUY HIỂM CỦA CÁC LOẠI HÓA CHẤT
- Hóa chất tổng hợp là những chất có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như đời sống của con người và môi trường xung quanh.
- Các hóa chất lỏng có thể gây nên sự ăn mòn cho các vật liệu, gây cháy nổ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và vật chất xung quanh. Đặc biệt sẽ gây thương tích, phỏng đối với người lao động tiếp xúc mà không có đồ bảo hộ.
- Hóa chất rắn, khí cũng là một trong những tác nhân dễ gây nên tất cả các vấn đề tương đương như hóa chất lỏng, gây nguy hại đến người lao động trong quá trình làm việc và tiếp xúc, hít phải chúng.

Cần trang bị đầy đủ bảo hộ cho người lao động trước khi làm việc trong môi trường độc hại.
CON ĐƯỜNG XÂM NHẬP CỦA HÓA CHẤT VÀO CƠ THỂ
Trong các hoạt động thường ngày cũng như khi làm việc trong các môi trường công nghiệp, Y tế, hoá chất sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường như:
-
Hô hấp: Hóa chất tồn tại trong không khí và có thể xâm nhập qua cơ thể, mỗi khi ta hít thở bằng mũi và miệng như khói, bụi mịn, thuốc lá...
-
Ăn uống: Hoá chất tồn tại trong các loại thức ăn, thức uống, vật dụng đựng đồ ăn,...
-
Hấp thụ qua làn da và mắt: Khói bụi, chất lỏng, hóa chất từ các sản phẩm tẩy rửa, hóa chất công nghiệp...
Vì vậy, mỗi nhà máy, xí nghiệp, công xưởng đều có những quy định, điều lệnh riêng về an toàn cho người lao động như phải mặc
đầy đủ đồ bảo hộ, thực hiện đúng quy trình sản xuất, biện pháp phòng độc, quy trình sơ cấp cứu,... phòng tránh tối đa việc tiếp xúc với các độc chất trong công nghiệp.
TÁC HẠI CỦA HÓA CHẤT ĐỐI VỚI CƠ THỂ
Hóa chất, độc chất trong công nghiệp có thể gây nhiều tác hại với người lao động khi tiếp xúc dù là thời gian dài hay ngắn.
- Ảnh hưởng cấp tính: xảy ra khi tiếp xúc trong thời gian ngắn với chất độc có nồng độ cao.
- Ảnh hưởng mạn tính: xảy ra khi tiếp xúc với chất độc qua thời gian dài với nồng độ thấp.
Các ảnh hưởng của chúng chủ yếu gây ra một số bệnh:
-
Ảnh hưởng tới đường hô hấp và phổi: dung môi, amoniac – gây kích thích, viêm; bụi vô cơ gây các bệnh bụi phổi; crom gây ung thư...
-
Ảnh hưởng tới thận: giảm chức năng thận dạng cấp tính hoặc mãn tính như thủy ngân, cadmium, chloroform....
-
Ảnh hưởng tới gan: như carbon tetrachloride nhiễm độc gan cấp, vinyl chloride gây ung thư gan...
-
Ảnh hưởng tới tim mạch: như chì, camium gây cao huyết áp; nitrat gây thiếu máu, nhồi máu cơ tim...
-
Ảnh hưởng tới da: chất dẻo, các acid... gây dị ứng và viêm da do tiếp xúc.
-
Ảnh hưởng tới hệ máu: chì gây thiếu máu...
Ảnh: TRÀ NGÂN
XÉT NGHIỆM ĐỘC CHẤT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ GÌ?
- Các doanh nghiệp sẽ tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động theo thông tư 14. It nhất một lần trong năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần đối với người lao động là người khuyết tật, người cao tuổi, người chưa thành niên, người làm các nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại. Đối với doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có nguy cơ tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại dễ gây bệnh nghề nghiệp sẽ thực hiện thêm xét nghiệm độc chất cho người lao động. Xét nghiệm độc chất giúp tầm soát và phát hiện các loại hóa chất, kim loại nặng tiềm ẩn trong cơ thể để kịp thời phòng và chữa trị trước khi gây nguy hại đến sức khỏe.
- Quý Doanh nghiệp có nhu cầu xét nghiệm Độc chất cho người lao động vui lòng liên hệ với Trung tâm xét nghiệm Y khoa Life để được tư vấn và thực hiện lấy mẫu tận nơi.
---------------------------------
TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM Y KHOA LIFE
Địa chỉ: C34 Khu biệt thự Thạnh Xuân, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Tổng đài: 028 9996 8899
Hotline/ Zalo: 090 918 68 22
Fanpage: fb.com/xetnghiemlife
---------------------------------
Nguồn: https://www.dieutri.vn/